CÁCH SƠ CỨU KHI BỊ ĐUỐI NƯỚC

 Đuối nước là một dạng bị ngạt, do nước tràn vào phổi hay tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước. Đây là tai nạn thường xảy ra với những người hay hoạt động dưới nước. 

1. Cách sơ cứu đuối nước

Sơ cứu trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu cục kỳ quan trọng, quyết định một phần sống còn hoặc di chứng sau này của người bị nạn. Việc sơ cứu tiến hành càng sớm càng tốt.

Cách sơ cứu đúng:

- Đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước càng nhanh, càng tốt. Dùng sào, phao, hoặc những công cụ hỗ trợ khác.

- Đặt nạn nhân nằm nơi khô ráo, thoáng khí.

- Nếu nạn nhân bất tỉnh kiểm tra xem nạn nhân còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực di động:

+ Lồng ngực không động đậy nghĩa là nạn nhân ngưng thở, lúc này cần ấn tim ngoài lồng ngực ở nữa dưới xương ức. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 15 : 2

+ Cởi bỏ bớt quần áo và giữ ấm bằng cách đắp lên người nạn nhân bằng chăn hoặc 1 tấm khăn khô.

+ Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nhanh nhất ngay cả khi nạn nhân có vẻ như vẫn rất tỉnh táo hoặc phục hồi sau cơn nghi kịch.

Đuối nước
Sơ cứu đuối nước tại chỗ cần đúng cách và kịp thời

a. Phương pháp thổi ngạt

Nếu người bệnh ngừng thở, hoặc thở yếu, thổi ngạt hoặc bóp bóng 2 lần liên tiếp, sau đó kiểm tra mạch.
- Nếu mạch đập thì tiếp tục thổi ngạt.
- Nếu không có mạch thực hiện ép tim kết hợp thổi ngạt.

Lưu ý: Nhịp thở nhân tạo (thổi ngạt hoặc bóp bóng) cần bảo đảm thổi vào trong 1 giây, đủ làm lồng ngực phồng lên nhìn thấy được với tần số thở 10 - 12 lần/phút đối với người lớn, 12 - 20 lần/phút đối với trẻ nhỏ và nhũ nhi. Nối oxy với bóng ngay khi có oxy.

b. Phương pháp ép tim

Phương pháp ép tim - thổi ngạt
- Kiểm tra mạch trong vòng 10 giây.
- Nếu không thấy mạch tiến hành ép tim ngoài lồng ngực nhanh nhất có thể.
- Ép tip ở 1/2 xương ức, lún 1/3 - 1/2 ngực (4 - 5 cm với người lớn). Tần số 100 lần/phút.
- Áp dụng phương châm ép nhanh, ép mạnh, không gián đoạn để ngực phồng lên hết sau mỗi lần ép.
- Tỷ lệ ép tim thổi ngạt là 30/2 đối với người lớn hoặc trẻ nhỏ bị bệnh có 1 người cáp cứu. Hoặc 15/2 đối với trẻ nhỏ hoặc có 2 người cấp cứu.

- Mỗi 5 chu kỳ ép tim kiểm tra mạch 1 lần khoảng 10 giây hoặc sau 2 phút.

2. Những việc cần tránh làm khi bị đuối nước

- Đa phần người bị ngạt nước khi đến cấp cứu tại cơ sở ý tế nhưng không được sơ cứu hoặc có sơ cứu nhưng không đúng cách dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng não. Sơ cứu không chính xác bao gồm:

+ Dành quá nhiều thời gian cho việc xốc nước: dốc ngược nạn nhân không cần thiết vì lượng nước vào phổi rất ít, lượng nước này sẽ được tống ra ngoài ngay khi nạn nhân tự thở được. Không chỉ vậy hành động xốc nước sẽ làm chậm thời gian sơ cứu thổi ngạt.

+ Lăn lu: Cho trẻ con nằm sấp trên cái lu để rơm nung cháy bên trong.

+ Nạn nhân ngưng thở nhưng không được cấp cứu ấn tim thổi ngạt. Tình trạng này làm thiếu oxy kên não, dẫn đến chết tế bào não dể tử vong.

3. Những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ ngạt nước

- Không biết bơi hoặc tự tin thái quá về khả năng bơi lội của chính mình.

- Tắm sông, chơi gần ao, hồ, sông, suối,...

- Trẻ con thiếu sự chăm sóc và quan sát của người lớn.

- Thân nhiệt hạ đột ngột làm kiệt sức, không đủ sức để bơi.

- Uống rượu, sử dụng chất kích thích.

- Chấn thương, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

Nhận xét